Hai ngày mở 3 điểm bán
Trong vài năm trở lại đây, các hệ thống bán lẻ điện thoại lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn thông A, Viettel Store… liên tục gia tăng số lượng điểm bán. Trong đó, Thế Giới Di Động và FPT Shop đang là hai cái tên sừng sỏ nhất.
Thế Giới Di Động hiện sở hữu 803 siêu thị trên toàn quốc, diện tích trung bình từ 700 - 1000m2, đồng thời đang hướng đến mục tiêu cán mốc tới 1.000 điểm bán ngay trong năm 2016.
Theo ông Nguyễn Đức Tài, CEO của Thế Giới Di Động, hệ thống này vẫn tiếp tục tăng tốc với trung bình cứ 2 ngày có 3 điểm bán được mở. Thậm chí mục tiêu trong năm 2016 là cứ 100 chiếc điện thoại tại Việt Nam bán ra thì 40 chiếc được mua tại Thế giới Di động.
![]() |
Trong khi đó, thông tin từ FPT cho thấy, tính đến tháng 6/2016, FPT Shop đã có 316 cửa hàng. Chỉ tính riêng trong quý I/2016, FPT Shop đã mở mới 48 cửa hàng, tốc độ mở điểm bán của FPT Shop trung bình cứ 2 ngày có thêm 1 điểm (hệ thống này hoàn thành trước kế hoạch mở shop trong năm 2016 chỉ sau 3 tháng đầu năm).
Ngoài ra, tính đến đầu tháng 6/2016, các tên tuổi khác như Viettel Store cũng có tới 290 điểm bán mở tại các địa phương, Viễn thông A hiện sở hữu 213 cửa hàng… có mặt tại hầu hết các tỉnh thành.
![]() |
![]() |
Tuy mới gia nhập thị trường bán lẻ điện thoại vào quý IV/2015 nhưng MobiFone cũng bắt đầu tăng tốc mở điểm bán để cạnh tranh với tham vọng trong năm đầu tiên sẽ phát triển chuỗi với hơn 100 cửa hàng tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ điện thoại còn chứng kiến sự bành trướng của loạt hệ thống siêu thị điện máy có kinh doanh điện thoại như Nguyễn Kim, Trần Anh, Media Mart… với hàng trăm cửa hàng được mở tại nhiều địa phương, trở thành những thế lực mới đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của các cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ.
Không sống nổi vì Thế Giới Di Động "bủa vây"
" alt=""/>Hết cửa cạnh tranh, nhiều cửa hàng điện thoại nhỏ liên tiếp khai tửÔng Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, là một doanh nghiệp lớn, điều quan trọng với Viettel theo tôi không phải nằm trong việc "gắn mình với hình ảnh là một doanh nghiệp có sự sáng tạo cao" mà nằm trong việc có xây dựng được một "văn hoá doanh nghiệp sáng tạo" hay không. Nếu như ở những ngày đầu, trong vai trò là "người thách thức thị trường", Viettel đã xây dựng được không khí sáng tạo cao trong chiến lược và chiến thuật thì ở những năm gần đây, có vẻ "tính sáng tạo", "tính mạo hiểm" đã được thay bằng tính an toàn và ổn định, những thứ không phải là môi trường tốt cho văn hoá sáng tạo.
Trả lời câu hỏi khi Viettel tuyển dụng, thường chọn "người phù hợp” (chứ không nhất thiết phải giỏi nhất), nhưng những người “phù hợp” làm việc với nhau liệu có kích thích được va đập, sáng tạo không (vì sáng tạo cần phải có sự đa dạng)? Ông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, những loài có thể tiến hoá được không phải là những loài mạnh nhất mà là những loài có khả năng thích ứng cao nhất. Cố nhiên, sự đa dạng trong đoàn đội là cần thiết cho môi trường sáng tạo, nhưng sáng tạo cũng cần những người phù hợp, phù hợp ở đây theo nghĩa là chia sẻ tầm nhìn, hiểu được vai trò của mình trong bức tranh chung và chấp nhận "cái tôi độc sáng" nằm trong một văn hoá sáng tạo chung của Tập đoàn.
" alt=""/>Giám đốc điều hành Ogilvy nói gì về sáng tạo của Viettel?Công ty: General Motors
Xếp hạng công ty: 8
Doanh thu (tỷ USD): 152,4
Mary Barra làm việc cho General Motors được 36 năm, bắt đầu với tư cách là một sinh viên cộng tác trong năm 1980. Bà dần dần trải qua các cương vị như Phó Chủ tịch mảng Kỹ thuật sản xuất toàn cầu, Phó Chủ tịch Nhân sự toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao mảng Quản lý sản phẩm, Mua sắm toàn cầu và Chuỗi cung ứng, và cuối cùng là CEO. Bà giữ vai trò này từ tháng 1/2014 đến nay.
Barra tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học tại Đại học Kettering và bằng Thạc sĩ Đại học Stanford.
Virginia M. Rometty
![]() |
Công ty: IBM
Xếp hạng công ty: 31
Doanh thu (tỷ USD): 82,5
Virginia “Ginni” Rometty bắt đầu sự nghiệp của mình tại General Motors và chuyển sang văn phòng tại Detroit của IBM với tư cách là kỹ sư hệ thống. Bà làm việc tại Tập đoàn Tư vấn của IBM trước khi trở thành Phó Chủ tịch Cấp cao và Giám đốc cấp cao chuyên về mảng buôn bán, marketing, chiến lược và cuối cùng là Chủ tịch kiêm CEO của công ty năm 2011.
Bà tốt nghiệp Đại học Northwestern với tấm bằng Cử nhân ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật điện tử.
Safra A. Catz
![]() |
Công ty: Oracle
Xếp hạng công ty: 77
Doanh thu (tỷ USD): 38,2
Bà Catz, một người gốc Israel, trở thành đồng CEO của Oracle sau khi người sáng lập kiêm CEO Larry Ellison từ chức năm 2014. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình với một ngân hàng đầu tư và giữ vai trò CEO sau hàng loạt vụ mua bán sáp nhập: 8 vụ năm 2014, 3 vụ năm 2015 và từ đầu năm 2016 đến nay là 5 vụ.
" alt=""/>Những nữ CEO công nghệ quyền lực nhất nước Mỹ